Cách viết CV xin việc cho sinh viên ngành sư phạm chuẩn

17/04/2024

Sư phạm là ngành học truyền thống, có lượng sinh viên ổn định hằng năm. Các sinh viên sư phạm sau khi ra trường thường lựa chọn xin việc ở các trường công lập, tư thục hoặc các công ty về giáo dục. Dưới đây là một số mẫu CV cho sinh viên ngành sư phạm tham khảo để chuẩn bị thật tốt cho quá trình xin việc.

mau-cv-xin-viec-cho-sinh-vien-nganh-su-pham-1

Mẫu CV xin việc chuẩn cho sinh viên ngành sư phạm

I. Cách viết CV xin việc cho sinh viên ngành sư phạm chuẩn form và thu hút

Dựa vào những template có sẵn, sinh viên sư phạm không thiết phải quá giỏi về công nghệ thông tin thì mới tự tạo được CV ưng ý cho bản thân. Tuy nhiên, có một số lưu ý về mặt nội dung mà các bạn cần để tâm để tránh gây "mất điểm" trong mắt nhà tuyển dụng nhé.

1. Viết thông tin cá nhân một cách ngắn gọn và súc tích

Phần thông tin cá nhân là mục bắt buộc phải có trong mỗi bản CV xin việc. Ở phần này, ứng viên sẽ nêu ra tên, tuổi, địa chỉ cũng như phương thức liên lạc để nhà tuyển dụng biết và liên hệ nếu cần. Ví dụ:

Họ và tên: Bùi Xuân Lan

Ngày sinh: 23/10/1996

Địa chỉ: Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

SĐT: 012345678

Email: xuanlan96@example.com

Trong phần này, cần đặc biệt lưu ý các mục phương thức liên lạc. Số điện thoại cần phải chính xác, còn email cần có sự nghiêm túc, dễ nhận diện. Đặc biệt, các bạn cần tránh chọn những địa chỉ email quá "teen", thiếu tính chuyên nghiệp như vitconxauxi@yahoo.com hay congchuabanggia9696@gmail.com nhé.

2. Nêu rõ mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai

Phần mục tiêu nghề nghiệp là cơ sở để nhà tuyển dụng đánh giá tầm nhìn của ứng viên. Trong phần này, những điều bạn cần nhắc đến là mục đích bạn chọn nghề giáo, định hướng tương lai của bạn trong ngành và thể hiện sự nhiệt huyết, đam mê với nghề. Tuy nhiên, những điều trên cần đi sát thực tế, phù hợp với năng lực cũng như bối cảnh của bản thân.

Một lưu ý nữa là phần mục tiêu nghề nghiệp chỉ nên gói gọn trong khoảng 3-5 câu, tránh bị dài dòng, lan man hay quá kể lể về bản thân.

3. Khái quát được trình độ học vấn của bản thân

Trong CV xin việc, bạn cần ghi đầy đủ tên trường, tên chuyên ngành, thời gian đào tạo, xếp hạng tốt nghiệp. Nếu như điểm GPA của bạn tốt, bạn cũng có thể đưa vào để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng. Ví dụ như:

Trường: Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng

Chuyên ngành: Giáo dục Tiểu học

Thời gian: 09/2014 - 06/2018

Xếp loại: Xuất sắc

GPA: 3.6

Ngoài ra, nếu bạn có tham gia các khóa đào tạo ngắn liên quan đến vị trí ứng tuyển, bạn cũng có thể thêm vào để chứng tỏ mức độ phù hợp của bản thân với công việc nhé.

4. Chú trọng vào kinh nghiệm làm việc có liên quan đến vị trí ứng tuyển

Đối với sinh viên sắp ra trường, trong CV xin việc bạn cần ghi rõ tên trường đã thực tập, thời gian thực tập, trong quá trình thực tập đã đạt được danh hiệu nổi bật gì. Ngoài ra, bạn cũng có thể ghi thêm kinh nghiệm dạy thêm, gia sư ở các khối lớp hoặc kinh nghiệm làm trợ giảng, dạy thêm ở trung tâm,...

Ở phần này, bạn cũng có thể ghi ra các phương pháp giáo dục mà bản thân đã được tiếp cận thực hành như STEM, dạy học theo dự án, dạy học tích hợp, liên môn,... để các trường có thể xem xét khả năng, năng lực của bạn.

5. Xác định bộ kỹ năng phù hợp với chuyên ngành cũng như vị trí ứng tuyển

Đối với một sinh viên sư phạm, bộ kỹ năng chuyên môn (kỹ năng cứng) chắc chắn sẽ phải bao gồm kiến thức chuyên ngành, kỹ năng lập kế hoạch bài dạy, kỹ năng quản lý lớp học, kỹ năng dạy học đa phương thức,....

Ngoài ra, sinh viên ngành sư phạm cũng cần có thêm rất nhiều kỹ năng mềm như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng xử lí tình huống sư phạm, kỹ năng tổ chức lớp học, kỹ năng ứng xử,...

Tuy nhiên, do giới hạn về dung lượng, bạn cần trình bày các kỹ năng mình có một cách khoa học, ngắn gọn, tránh dài dòng nhé.

6. Một số những mục khác trong CV xin việc

Tùy vào yêu cầu của nhà tuyển dụng, ứng viên cũng có thể thêm thắt một số mục khác như:

- Sở thích: Nhắc đến một vài sở thích như đọc sách, leo núi, chạy bộ,... cũng giúp nhà tuyển dụng thấy được sự năng động, hoạt bát cũng như thái độ sống tích cực của bạn. Từ đó, có ấn tượng tốt hơn về bạn đó.

- Thành tích đã đạt được: Hãy liệt kê đầy đủ, rõ ràng những danh hiệu, thành tích trong các kì thi chuyên môn và cả các hoạt động ngoại khóa, thiện nguyện,... Đây là một điểm cộng để làm đẹp CV của bạn trong mắt nhà trường, công ty.

- Tham chiếu: Ở mục này, bạn cần đưa ra tên và thông tin liên hệ của giáo viên, giảng viên hoặc người nào đó có uy tín để chứng minh CV xin việc của bạn là trung thực.

II. Một vài lưu ý khi viết CV xin việc cho sinh viên sư phạm

mau-cv-xin-viec-cho-sinh-vien-nganh-su-pham-2

Chú ý khi viết CV xin việc cho sinh viên sư phạm

- Là sinh viên sư phạm, điều tối kị nhất là sai chính tả. Vậy nên hãy đảm bảo bản CV xin việc của bạn không mắc lỗi phông chữ, lỗi đánh máy hay chính tả.

- Cần trình bày CV ngắn gọn, rõ ràng, khoa học.

- Những đề mục quan trọng cần được in đậm, làm nổi bật.

- Bạn cần nêu bật phương pháp giáo dục và một số kỹ năng mềm nổi bật mà bản thân thành thạo, từ đó gây ấn tượng với nhà trường.

- Là sinh viên mới ra trường, bạn cần thể hiện niềm đam mê của mình với sự việc giáo dục cũng như sức trẻ, sự năng động, sáng tạo của mình thông qua phần mục tiêu nghề nghiệp, kinh nghiệm làm việc hoặc các kĩ năng trong CV.

Tại nền tảng tuyển dụng JobOKO có rất nhiều trường học, tổ chức, công ty giáo dục cần tuyển giáo viên, giảng viên, trợ giảng,... Các bạn có thể tìm kiếm công việc phù hợp với bản thân tại đây. Để tạo cho mình một CV xin việc, cách viết CV chuẩn, các bạn có thể tham khảo thêm các mẫu CV khác hoặc tìm đọc thêm những bài viết khác của chúng tôi để nắm chắc những tips hay ho, thú vị khác.

Bài viết khác

Xem thêm
× Modal Image